Lối sống tối giản của người Nhật

Nếu như bạn đã từng biết đến đất nước Nhật với một nền văn minh hiện đại, những cảnh quan hút khách hay loài hoa anh đào đặc trưng mà cả thế giới mê hoặc thì xin hãy nhớ đến con người Nhật Bản với lối sống giản dị, cần cù, kỉ luật. Và sự đơn giản trong lối sống của người Nhật đã được tác giả  Sasaki Fumio khắc họa rõ nét trong cuốn sách ‘’Lối sống tối giản của người Nhật’’.

Rất nhiều người trong chúng ta luôn ước mơ một cuộc sống cao sang giàu có, nào là hàng hiệu, nhà cao xe sang…Và chính bởi những ước mơ cao cả ấy ta nỗ lực từng ngày, làm tất cả để có được cuộc sống như mơ. Nhưng bạn của tôi ơi! Lấp đầy cuộc sống của mình bằng những món vật chất cao sang có thực sự hạnh phúc. Chẳng thể phủ nhận rằng chiếc túi hàng hiệu của hôm nay sẽ khiến bạn vô cùng vui vẻ và trân trọng, nhưng rồi mai kia khi những mẫu mới hơn được tung ra hàng loạt bạn có còn thấy thích và nâng giữ chiếc túi đã lỗi mốt kia. Trong cuốn sách ‘’Lối sống tối giản của người Nhật’’ tác giả Sasaki Fumio sẽ chỉ cho chúng ta thấy được những hạnh phúc giản đơn nhưng lâu bền.

‘’ Lối sống tối giản của người Nhật’’ là cuốn sách gồm 5 chương viết về những niềm vui giản đơn trong cuộc sống lí giải sự giản đơn, và cách để thu gọn mọi thứ sống một cuộc sống đơn giản.Sau đây mình sẽ tóm tắt nội dung chính trong 5 chương sách nhé!

Chương 1: Lối sống tối giản là gì?

Trong chương đầu của cuốn sách tác giả sẽ đem đến cho người đọc khái niệm về lối sống tối giản. Đó là lối sống cắt giảm vật dụng xuống mức tối thiểu. Sau đó tác giả sẽ đem đến cho người đọc lợi ích của lối sống tối giản và chỉ cho người đọc thấy nguyên do vì sao trong những tháng năm qua anh lại chọn lựa gắn bó với lối sống này. Chương đầu với giọng văn mạch lạc sẽ là những dòng tâm tình thủ thỉ của tác giả về cách sống tối giản.

Chương 2: Tại sao?

Nối tiếp mạch văn của trang thứ nhất trong chương thứ hai này, tác giả Sasaki Fumio sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi sau ngần ấy năm đồ đạc trong nhà lại nhiều đến thế. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được rằng từ một gia đình mới ra giêng số đồ dùng ít ỏi hơn nhưng chúng ta vẫn thích nghi tại sao chỉ trong vài năm thôi số lượng ấy lại tăng lên đáng kể. Đó phải chăng là do đồ đạc được tích tụ hay chính thói quen mua sắm của con người đã làm nên tất cả.

Chương 3: Cắt giảm.

Lý giải được câu hỏi tại sao trong chương hai, Sasaki Fumio đã chỉ cho mọi người cách để cắt giảm đi những thứ không cần thiết trong nhà và sống một lối sống tối giản, nhưng tiện nghi.

Chương 4: Thay đổi.

Cắt giảm bớt được đồ dùng không cần thiết bắt đầu sống một lối sống tối giản như vậy cuộc sống có thay đổi gì không nhỉ? Trong chương này tác giả sẽ dành thời gian viết về những thay đổi tích cực khi thay đổi lối sống.

Chương 5: Hạnh phúc.

Mạch cảm xúc của thay đổi của chương 4 đã tạo nên những hạnh phúc khi thay đổi lối sống, và niềm hạnh phúc ấy sẽ được tác giả kết đọng trong chương cuối của cuốn sách này.

Theo cảm nhận của bản thân mình thì đây là một cuốn sách rất hay, nên đọc và phù hợp với mọi lứa tuổi. Với văn phong giản dị, mạch văn liền, cách diễn đạt đầy sức hút tác giả Sasaki Fumio sẽ chỉ cho chúng ta tác dụng tích cực của lối sống đơn giản, cách sống một cuộc sống đơn giản với những hạnh phúc bình dị nhưng ý nghĩa.