Dám bị ghét
Dòng đời gian truân, vất vả, khó khăn, vấp ngã…có quá nhiều thứ khiến ta mệt mỏi. Mệt vì cuộc sống không như mong muốn, bản thân thấp kém, hèn hạ, quá khứ đau buồn tương lai tăm tối. Bạn mệt khi sống trong dòng đời chẳng ai thấu hiểu, yêu cầu khắt khe, công việc dập khuân thiếu sáng tạo, luôn phải sống theo hình mẫu khuân khổ. Với cuốn sách ”Dám bị ghét” tác giả Kishimi Ichiro và Koga Fumitake đã đem đến cho người đọc lối bước, đưa ta đi ra khỏi khuân mẫu của sự ràng buộc.
1.Một cuốn Self- help tuyệt vời.
Xa sự khô khan nhàm chán hay những giáo điều thiếu tính hiện thực như những cuốn sách cùng thể loại.”Dám bị ghét” là những bài học ý nghĩa để đưa ta vượt ra khỏi khuân khổ của những hình mẫu tìm về cuộc sống thực sự tự do, hạnh phúc. Là một cuốn Self-help nhưng ”Dám bị ghét” lại mang hình dáng của một tác phẩm văn học kinh điển. Tất cả những bài học đều bắt nguồn từ cuộc trò chuyện giữa Chàng thanh niên và nhà Triết gia, dưới ánh nhìn của anh chàng những bài học được truyền tải thực sự ý nghĩa, sâu sắc. Tất cả đã tạo nên sự cuốn hút đặc biệt cho cuốn sách.
Chàng thanh niên: Tại sao? Chẳng phải ai cũng thấy thế giới là một mớ hỗn độn đầy mâu thuẫn sao? Triết gia: Đó không phải bản thân thế giới phức tạp, mà là cậu đang thấy thế giới phức tạp.
2. Tự chọn bất hạnh.
Cuộc sống này lắm gian truân, phiền muộn và cả những khó khăn thử thách, đau thương. Đứng trước những khó khăn thử thách nhiều người sẽ mạnh mẽ vượt qua. Những người khác sẽ buông xuôi, phó mặc hay than vãn rằng cuộc đời mình tại sao lại bất hạnh như vậy? Nhưng bạn ơi đau khổ phiền muộn là điều sẽ không bao giờ tránh khỏi khi đã sống ở cõi trần. Cuộc sống này là của bạn, do bạn tạo ra và tận hưởng. Bạn vượt qua gian khó, mạnh mẽ và tự do hạnh phúc sẽ đến, bạn buông xuôi phó mặc hạnh phúc chẳng tồn tại. Suy cho cùng cuộc sống này là của bạn hạnh phúc hay bất hạnh là do bạn lựa chọn, tự do hay dàng buộc là do bạn nắm lấy.
Ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, cậu đã chọn ”bất hạnh”. Đó không phải là vì cậu sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh hay rơi vào tình cảnh bất hạnh, mà vì cậu đã cho rằng đối với bản thân mình ”bất hạnh” là một dạng ”thiện”
3. Cuộc đời được quyết định.
Đã bao lần ta nhận thấy những thói xấu của bản thân, đã bao lần ta quyết thay đổi nhưng rồi chẳng làm được gì. Bởi ta bị những cám dỗ của lối mòn thói quen cuốn đi qua, tự biện minh cho chính mình…Trong cuốn sách ”Dám bị ghét’‘ nhà triết học đã giảng giải cho chàng thanh niên những điều liên quan đến tâm lí học Adler. Và vấn đề liên quan đến lối sống cũng đã được ông làm rõ. Nhà triết học đã nói rằng cậu không thể thay đổi bản thân vì cậu không quyết tâm thay đổi, cậu không dám từ bỏ lối sống hiện tại để rèn luyện bản thân rồi đón nhận con người của tương lai. Cuộc đời được quyết định bằng sự thay đổi ở hiện tại nó không gắn liền với quá khứ và tương lai được mua bằng hiện tại.
Dù thi trượt thì cũng phải làm. Như có thể sẽ trưởng thành hơn hoặc có thể sẽ hiểu ra rằng mình cần đi theo con đường khác. Dù thế nào cũng có thể tiến lên phía trước. Thay đổi lối sống hiện tại chính là như vậy đó. Nếu cứ mãi không gửi bản thảo dự thi, sẽ chẳng tiến lên được…Cậu không cho rằng cứ đưa đủ các ”lí do không thể làm được” để đáp lại một vấn đề đơn giản- một việc cần phải làm là một cuộc sống khổ sở sao?…
4. Nguồn gốc của phiền muộn.
Sống trên đời ai cũng đều mang trong mình những muộn phiền đau thương. Vậy đâu là nguồn gốc của muộn phiền? Trong cuốn sách này, nhà triết gia đã nói rằng mọi muộn phiền đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người…Và ”Để xóa tan muộn phiền thì chỉ có cách sống một mình trong vũ trụ’‘. Nhiều người sẽ nghĩ vậy là cô độc nhưng hãy thử nhìn lại xem chẳng phải mọi muộn phiền của ta đều liên quan đến người khác hay sao? Ta buồn vì lời nói của người bạn, buồn vì chẳng ai quan tâm, buồn khi bị bỏ rơi…Những nỗi buồn ấy đều mang bóng dáng của con người, của các mối quan hệ.
Cô độc không phải vì chỉ có một mình. Cậu cảm thấy mình bị tách biệt, xa lánh khỏi những người xung quanh, khỏi xã hội, cộng đồng, đó mới gọi là cô độc. Chúng ta cần người khác để cảm thấy cô độc. Nghĩa là con người chỉ trở thành ”cá nhân” khi đặt vào các mối quan hệ xã hội mà thôi.
5. Không cạnh tranh.
Hẳn rằng trong chúng ta ai cũng từng mang suy nghĩ cuộc đời là một cuộc rượt đuổi và luôn nỗ lực để tiến xa hơn người khác. Nhưng trong cuốn sách này thì theo Adler cuộc đời chẳng phải là cuộc cạnh tranh mà chính là sự vận động bản thân nỗ lực, phấn đấu để đạt được thành công.
Chàng thanh niên: Ý thầy nói rằng đời không phải là cuộc cạnh tranh?
Triết gia: Đúng vậy. Không cần cạnh tranh với ai cả. Chỉ cần không ngừng tiến lên là được. Tất nhiên cũng không cần so sánh mình với người khác.
Chúng ta ai cũng khác nhau. Chẳng có người nào giống hệt người nào về mặt giới tính, tuổi tác, kiến thức, kinh nghiệm, ngoại hình cả. Hãy có cái nhìn tích cực những điểm khác biệt giữ mình và người khác. Chúng ta không giống nhau nhưng lại bình đẳng với nhau.
6. Tự do.
Chắc chắn rằng trong chúng ta ai cũng đều khao khát tự do, không thích dàng buộc khuân mẫu. Vậy tự do là gì, mấy ai hay? Theo nhà triết gia tự do là sự vượt qua khuân mẫu, dám sống thật với bản thân và cả dám bị ghét. Cuộc sống này là tổng hòa các mối quan hệ xã hội phức tạp. Ta sống cho mình nhưng lại bị phụ thuộc nhiều vào người khác, bị người đời phán xét, nhìn nhận. Vậy phải làm thế nào để có được tự do giữa dòng đời đầy thi phi, đó chính là sự can đảm để ”Dám bị ghét”.
Không sợ bị ghét mà cứ tiến lên phía trước . Không sống như hòn đá lăn xuống dốc mà cố gắng leo lên con dốc trước mặt. Đó chính là tự do đối với con người. Nếu trước mặt tôi có hai lựa chọn ”cuộc đời có tất cả người mình yêu mến” và ”cuộc đời có những người ghét mình” tôi sẽ không hề băn khoăn mà chọn cuộc đời sau. Tôi quan tâm tới việc mình như thế nào hơn là mình được mọi người đánh giá ra sao. Cũng có nghĩa là tôi muốn sống tự do.
7. Sống hết mình.
Cuộc đời này là những câu chuyện tiếp nối, khi câu chuyện này khép lại thì câu chuyện khác sẽ mở ra và chẳng bao giờ kết thúc. Nó như những dấu chấm kéo dài vô tận đến tận cuối cuộc đời với những giá trị khác biệt-giá trị do bạn tạo ra. Cuộc đời này chẳng bao giờ ý nghĩa khi bạn không tự tạo ra cho nó một giá trị- giá tri riêng biệt tích góp từ sự nỗ lực cố gắng, sống hết mình từng giây và luôn nỗ lực từng ngày.
Với văn phong giản dị, ngôn từ dễ hiểu cuốn sách ”Dám bị ghét” đã đem đến cho người đọc những bài học sâu sắc về cuộc đời. Nó cuốn hút người đọc bởi sự chân thành, thấu hiểu được gợi ra từ ánh nhìn của chàng thanh niên và những lí giải của nhà triết học. Nếu bạn đọc đang loay hoay đi tìm ý nghĩa của cuộc đời hay kiếm tìm sự tự do thì tôi tin rằng đây là cuốn sách dành cho bạn. Tôi tin rằng những bài học trong cuốn sách này sẽ cho bạn những động lực đủ lớn để bạn can đảm ”Dám bị ghét” mà kiếm tìm tự do và tạo nên giá trị cho bản thân mình một giá trị riêng biệt.
John Doe
5 min agoLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat.
ReplyJohn Doe
5 min agoLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat.
ReplyJohn Doe
5 min agoLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat.
Reply