Chí phèo

Chẳng ồn ào, xô bồ giả tạo như ”Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng cũng không nhiều nỗi đắng cay như cậu bé Hồng trong ”Những ngày thơ ấu”  của Nguyên Hồng, càng không phải là sự uất ức đẩy đến cao trào như trong ”Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. ”Chí Phèo” của Nam Cao là một câu chuyện chân thực về cuộc đời anh Chí một người nông dân hiền lành, chân chất xong vì ghen tuông vô cớ Bá Kiến lại sẵn sàng đẩy Chí vào tù đẩy Chí vào con đường lưu manh hóa, bần cùng hóa…

 

1.Con đường lưu manh hóa.

Sinh ra từ cái lò gạch cũ, không cha, không mẹ, lớn lên trong sự cưu mang của người dân làng Vũ Đại. Anh Chí là một con người lương thiện, hiền lành, chăm chỉ làm ăn, làm người ở cho nhà Bá Kiến anh Chí luôn chăm chỉ làm việc mơ về một tương lai  giản dị chồng cày thuê vợ cuốc mướn. Vì thật thà, hiền lành anh sớm lọt vào tầm mắt của bà Ba nhà Bá Kiến, khiến Bá Kiến ghen tuông đẩy vào tù…chấm dứt cuộc đời của một anh Chí lương thiện.

…Bản án giam kết thúc, anh Chí trở về làng Vũ Đại trong hình hài khác lạ, mặt mũi ghớm ghiếc, anh đến tìm kẻ đã hủy hoại cuộc đời mình. Nhưng rồi lại bị hắn lợi dụng, trở thành tên tay sai chuyên đòi nợ thuê, trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Chí cả ngày say xỉn rồi chửi bới, trở thành kẻ chuyên vạch mặt ăn vạ…

2. Khát khao hoàn lương trở thành người lương thiện.

Sống cùng rượi, chẳng bao giờ tỉnh táo, Chí là nỗi sợ của cả làng Vũ Đại nhưng kể từ khi gặp được thị, Nở được ăn bát cháo hành do thị nấu, Chí đã hoàn toàn tỉnh táo. Chí đã cảm nhận được âm thanh của cuộc sống, hương vị của tình đời tình người. Nhìn thấy bản thân của hiện tại già nua và xấu xí nhớ về ước mơ xưa và mong được chung sống cùng thị Nở. Chí đã thực sự biết yêu, biết sống và cũng chẳng còn say xỉn, anh khát khao hoàn lương để sống cuộc đời lương thiện….Vậy nhưng cuộc đời không như những gì ta mong muốn, khát khao ấy không bao giờ trở thành hiện thực khi bà cô thị Nở không đồng ý cho thị lấy thằng Chí Phèo, thị cũng vì vậy mà bỏ Chí. Thất vọng, đau khổ Chí lại tìm đến rượi nhưng càng uống càng tỉnh Chí đã vác dao đi tìm Bá Kiến -người đã lấy đi cho anh sự lương thiện.

3.Bức tranh hiện thực.

Cuộc đời anh Chí nghèo khổ cùng cực và rồi lưu manh hóa- là tất cả những gì nhà văn Nam Cao đưa vào trong tác phẩm.Nhưng ẩn chứa sau bức tranh về cuộc đời anh Chí Phèo là hiện thực mà những người nông dân Việt Nam đã trải qua những năm trước cách mạng. Cuộc sống của họ cùng cực khốn khó, bị áp bức đè nén rồi trở nên bần cùng hóa, lưu manh hóa…Dẫu có đấu tranh có kiên cường bao nhiêu thì vòng xoáy nghèo khổ, bần cùng vẫy cuốn lấy, đeo đuổi, giàng buộc không lối thoát.

4.Nghệ thuật đặc sắc.

Thành công của tác phẩm ”Chí Phèo” có lẽ không chỉ bởi nội dung lôi cuốn mà còn bởi nghệ thuật đặc sắc. Sự mâu thuẫn trong nội tâm của anh Chí trong cuộc đấu tranh giành lấy lương tri là cái cốt làm nên giá trị của tác phẩm. Bằng sự tinh tế trong cảm xúc, sự nhạy cảm và thấu hiểu nhà văn Nam Cao đã tạo nên một thiên chuyện lôi cuốn,hiện thực và giàu giá tri nhân văn.