Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh

Có người đã nói rằng”Con người sống đều là đang ”vác nặng” mà tiến về phía trước”. Và cũng chính vì những ”vác nặng” đó mà giữa dòng đời đầy gian truân đã bao lần ta định từ bỏ ,phó mặc tương lai cho số phận.Giữa lúc khó khăn ta đánh mất đi sự tĩnh lặng bản lĩnh cần thiết để cho con quái vật nóng giận bản năng trong mình trỗi dậy, dần dần ta cũng đánh mất đi cả cơ hội bước tiếp, cơ hội phát triển. Cho nên trang bị cho bản thân những kĩ năng cần thiết trước gió bão cuộc đời và cách để khống chế con quái vật  nóng giận bản năng là điều vô cùng cần thiết nhưng không phải ai trong chúng ta cũng làm được.

Với cuốn sách ”Nóng giận là bản năng ,tĩnh lặng là bản lĩnh’‘ nhà văn Tống Mặc đã đem đến cho ta những kĩ năng cần thiết để kìm hãm cơn nóng giận bản năng trong chính mình để đi tìm thành công.

Mỗi phần trong cuốn sách sẽ là những câu chuyện ý nghĩa và những bài học quý báu dành cho tất cả mọi người trên cung đường đi tìm thành công.

Phần 1:Từ bỏ ham muốn, tu một trái tim thanh tịnh.

Chẳng thể phủ nhận rằng nhiều nỗi đau trong cuộc đời này bắt đầu từ ”lòng tham vô đáy” từ sự ham muốn với những thứ không thuộc về mình. Nói cách khác ham muốn chính là gốc rễ của mọi đau khổ.Khi chúng ta ham muốn giành lấy những thứ vốn dĩ chẳng thuộc về mình thì cuối cùng bản thân ta sẽ là người đau khổ nhất.Ta bị chính tâm mình dày vò,dằn vặt,bị người khác chỉ trích vậy nên ”Bớt ham muốn thì tâm trí tĩnh lặng, có chủ kiến nhưng vẫn phải khiêm tốn”.

Dẫu biết ham muốn những thứ không thuộc về mình vốn sẽ chẳng có kết quả nhưng không phải ai trong chúng ta cũng có thể rũ bỏ được lòng ham muốn. Trong phần đầu của cuốn sách tác giả đã đề cập đến cách để từ bỏ ham muốn và tu dưỡng chính mình. Để có thể làm được như vậy thì trước hết mỗi người cần phải giữ cho mình sự điềm tĩnh xuất phát từ nội tâm hay nói cách khác đây chính là sự điềm đạm.Bản thân những con người điềm đạm sẽ có cái nhìn sáng suốt về cuộc sống . Sự điềm đạm giúp họ có thể đứng vững trước gió bão cuộc đời ,nỗ lực đi đến thành công và ”Người có nội tâm điềm đạm ngay cả khi mặc áo vải, ăn một bữa cơm đạm bạc vẫn có thể an nhàn,thoải mái,không có chút cảm giác khó chịu hay không vui nào”.

Nếu như sự ham muốn là gốc rễ của đau khổ thì sự nóng giận được tác giả đề cập đến trong cuốn sách chính là yếu tố kìm hãm sự phát triển của bản thân. Hẳn nhiều người trong chúng ta vẫn thường giữ thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh khi có những chuyện không hay xảy ra và vô cùng nóng nảy. Ta không kiềm chế cơn nóng giận trong mình mà để nó ngự trị cho đến khi đánh mất cơ hội sửa chữa lỗi lầm của bản thân…Mượn câu nói của Đại sư Hoằng Nhất  ”Làm việc kị nhất là nóng vội,nóng vội không kịp bố trí công việc của mình,sao có thể ung dung làm việc được?” Nhà văn Tống Mặc đã chỉ ra cho người đọc sự nguy hại của việc nóng nảy trên cung đường thành công và cách để khống chế chính cảm xúc ấy.

Phần 2: Tiết kiệm thực phẩm, y phục là vì trân trọng, không phải vì tiếc của.

Cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao xong kéo theo đó là như là những thói hư tật xấu và tiêu biểu là sự lãng phí.Cuộc sống quá thoái mải khiến con người ta chỉ nghĩ đến bản thân, chỉ sống cho mình ích kỉ và vô tâm.Họ sống tự do lãng phí vung tay tiêu xài quá trán nhưng bởi lòng tham vô đáy nên chẳng bao giờ cho người khác những thứ mình bỏ đi.Trong chương 2 của cuốn sách nhà văn Tống Mặc đã đem đến cho bạn đọc một triết lí sâu sắc:Cuộc sống hạnh phúc nhất là cuộc sống đủ.Vậy thế nào là cuộc sống đủ đây? Vâng có lẽ đó là cuộc sống thanh thản, thoải mái đối với những gì bạn đang có,nghĩ đến người khác quan tâm người khác bằng một tấm lòng chân thành không vụ lợi. Người biết sống đủ là người biết buông bỏ,biết cho đi mỗi ngày để nhận lại niềm hạnh phúc từ sự cho đi.

Không chỉ đề cập đến hạnh phúc từ việc cho đi trong phần 2 của cuốn sách tác giả còn đề cập đến niềm vinh quang khi lao động. Khi lao động chúng ta được cống hiến,được tự do sáng tạo,tích lũy kinh nghiệm -thứ ngồi không sẽ không ai bán và sẽ gặt hái được nhiều thành công.

Phần 3:Bình tĩnh ôn hòa mới có được nội tâm mạnh mẽ.

Chẳng còn nói về những mặt trái của sự ham muốn hay lợi ích của việc sống đủ trong phần 3 của cuốn sách sẽ là những dòng suy nghĩ về sự nhẫn nhịn. Để có được sự thành công trong cuộc sống con người đã phải trải qua muôn vàn khó khăn và đặc biệt là phải biết nhẫn nhịn. Vì sao ư? Bởi nhẫn nhịn là một loại tu hành thâm sâu, nhờ rèn luyện mà có. Khi biết nhẫn nhịn ta sẽ có được cái nhìn toàn diện sâu sắc về mọi thứ xunh quanh. Biết nhẫn nhịn ta sẽ kiềm chế được cảm xúc trở nên khoan dung trong cuộc sống đầy bon chen.

Phần 4:Buông bỏ.

Giữa dòng đời đầy những bon chen con người chạy theo sự cám giỗ của đồng tiền ,chạy theo danh vọng quên đi những giá trị thực sự của cuộc sống. Họ đi thật xa để tìm hạnh phúc xa hoa mà chẳng thể nhìn thấy niềm hạnh phúc giản dị ,chân thật ngay trước mắt mình. Chẳng thể phủ nhận rằng đồng tiền có giá trị thật lớn có tiền ta sẽ có được tự do ,thoải mái về vật chất. Nhưng nếu vì chạy theo đồng tiền mà quá mỏi mệt thì phải chăng ta nên dừng lại  bởi suy cho cùng con người ta chạy theo đồng tiền là để có được hạnh phúc vậy sao không chọn hạnh phúc giản đơn?

Phần 5 và 6:Là lời khuyên mỗi người trong chúng ta hãy sống tu tâm cho tốt để mỗi một ngày trôi qua đều là những ngày hạnh phúc.

Trong hành trình đi tìm hạnh phúc ta thường bị những cám dỗ bên ngoài chi phối khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi .Chúng ta sống cho chính mình nhưng lại chịu sự chi phối của những người xunh quanh. Bởi vậy để có thể sống một cuộc đời thật hạnh phúc chúng ta hãy luôn giữ cho tâm hồn tươi vui tinh thần sảng khoái…Đặc biệt hãy sống thật có trách nhiệm với bản thân mình để mỗi ngày trôi qua thật ý nghĩa.

Phần 7, 8 và 9: Cho đi là hạnh phúc.

Những chương cuối của cuốn sách là lời khuyên chân thành mà nhà văn Tống Mặc muốn gửi đến chúng ta. Đầu tiên đó là bài học về việc từ bỏ sự cố chấp: Hãy buông bỏ đi cái tôi cố chấp trong mình thì hạnh phúc mới gõ cửa. Bởi đời người chẳng có bao nhiêu nếu chúng ta cứ mãi giữ khư khư lấy cái tôi cố chấp thì bao giờ tìm được niềm vui. Buông bỏ những thứ không cần thiết để nhận về tình yêu ,hạnh phúc thực sự . Và khi đã biết buông bỏ sự cố chấp thì hãy biết cho đi. Hãy luôn quan tâm giúp đỡ mọi người truyền năng lượng sống tích cực đến cộng đồng để nhận về niềm hạnh phúc giản đơn.

Với văn phong gần gũi,ngôn từ dễ hiểu triết lí sâu sắc cuốn sách ”Nóng giận là bản năng,tĩnh lặng là bản lĩnh” của tác giả  Tống Mặc đã đem đến cho bạn đọc những dòng cảm nhận và bài học đáng giá trong cuộc sống. Nếu bạn đang còn loay hoay trong vòng tròn cám dỗ của sự ham muốn hay chìm trong sự khống chế của sự nóng giận bản năng thì hãy cầm ngay lấy cuốn sách này để đánh thức sự tĩnh lặng bản lĩnh trong mình trên cung đường đi tìm giá trị tuổi trẻ.