Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ
Trong thị trường sách ngày càng đa dạng phong phú như ngày nay không khó để chúng ta có thể tìm kiếm cho mình một cuốn sách giáo dục tâm lí, lối sống và tình cảm, cách giáo dục con cái…Nhưng giữa hàng vạn đầu sách ấy thì mình tin rằng cuốn sách ’’Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ’’ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn đọc, bởi trên thực tế có rất nhiều cuốn sách hay được viết bởi các tác giả nổi tiếng, các nhà tâm lí học trong và ngoài nước nhưng những cuốn sách ấy lại chỉ dừng lại ở giáo thuyết sâu sắc mà không có tính thực hành, thực tế. Còn khi đến với ‘’Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ’’ dù chỉ với hơn 200 trang ngắn ngủi nhưng chúng ta lại sẽ nhìn thấy hình ảnh của chính mình trong những nhân vật xa lạ, chúng ta sẽ thương cho câu chuyện của người, hiểu cho câu chuyện của mình và thấu nỗi đau của các bậc sinh thành.
1. Vài nét về tác giả cuốn sách.
‘’Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ’’ là cuốn sách được chắp bút bởi tác giả Đặng Hoàng Giang. Ông là tiến sĩ người áo gốc Việt mang trong mình một tấm lòng nhân hậu, giọng văn truyền cảm và sâu sắc Đặng Hoàng Giang đã mang những hiểu biết của mình đi khắp muôn nơi để nói lên tiếng lòng của muôn dân và truyền đạt tư tưởng chính trị.
2. Vết thương từ thành công.
Rất nhiều người trong chúng ta vẫn thường ngợi ca những bảng vàng thành tích mà không hề biết rằng để đạt được thành công ấy họ đã trải qua muôn vàn đau thương. Nhìn cậu học trò nhỏ với danh hiệu thành tích xuất sắc chúng ta đâu thấy được rằng cậu đã phải chịu bao đựng áp lực từ cha mẹ. Nhìn cô gái ấy mạnh mẽ vượt qua nỗi đau tổn thương trong tâm hồn ta đâu biết cô gái ấy phải khóc bao nhiêu trong bóng tối, nhói ra sao nơi lồng ngực. Và khi nhìn vào thành công của một danh nhân thành đạt nào có mấy ai hay họ đã phải đánh đổi cả một thanh xuân. Hay là cả những khi nặng lời phán xét một ai đó thiếu ý chí ta nào đã một lần thấu họ lớn lên trong hoàn cảnh ra sao…Chúng ta luôn tán dương ca ngợi mà chưa một lần thấu những vết xước tổn thương, cũng chẳng từng nghĩ về những áp lực đè nén trên đôi vai bé nhỏ của họ…
“Những đứa trẻ sống trong một nhà tù do cha mẹ chúng dựng lên, trá hình là sự quan tâm và yêu thương. Trong tâm lí học, những cha mẹ này hay được gọi là narcissistic – ái kỷ, yêu bản thân thái quá. Vì cả hai chữ tiếng Việt này khá trừu tượng, xa lạ và không truyền tải được những nét cơ bản của nhân cách này, nên tôi dùng chữ “sĩ diện”. Hiểu một cách đơn giản nhất, người sĩ diện luôn lo sợ bị coi thường, chê bai, nhưng còn nhiều điều khác để nói về chân dung của họ.
Điểm chung lớn nhất của những người này là họ coi đứa trẻ như một sự nối dài của bản thân (extension of the self), họ sở hữu nó như một cái tay hay đôi mắt, chứ không coi nó như cá nhân có cảm xúc và nhu cầu riêng. Không những họ không nhìn vào mong muốn và nhu cầu của con hay cháu mình, họ coi nó chủ yếu như một phương tiện để thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của mình.”
“Lớn lên trong một gia đình sĩ diện mang lại những chấn thương tâm lí to lớn.
Để nhận được tình cảm của cha mẹ, nhiều đứa trẻ cố gắng chạy theo yêu cầu của họ đến kiệt sức. Chúng trở thành một bản thể rỗng, một cái gương phản chiếu mong muốn của người lớn. Không được khám phá bản thân, phát triển cảm xúc, được phạm sai lầm, không biết đến cảm giác được yêu thương mà không đi kèm điều kiện, chúng gặp khó khăn để phát triển cảm giác cuộc sống này là đáng sống, và bấu víu vào những thành tích của mình để tìm chút ý nghĩa. Chúng lớn lên mà cảm thấy xa lạ với chính mình – chúng đã luôn được dạy rằng cảm xúc, mong muốn, nhu cầu của bản thân là dị dạng, ích kỷ, sai trái, hay độc ác. Nhiều người trẻ gặp khó khăn để xây dựng những quan hệ lành mạnh, nơi họ tự tin nêu lên nhu cầu của mình và lắng nghe nhu cầu người khác, thực hành cho và nhận một cách hài hòa. Không ngạc nhiên, dù có ưu tú về trí tuệ, người trẻ trong những câu chuyện ở phần này luôn thấy cô đọc, lạc lõng và chật vật để bước vào tình yêu.”
“Nếu người ái kỷ là người chỉ nghĩ tới nhu cầu của bản thân, bóc lột người khác để phục vụ mình, thì ngược lại, người hy sinh cưỡng chế là người quên mình, bóc lột bản thân để phục vụ người khác. Để bản thân cảm thấy có giá trị, được chú ý, được cần tới, những người này trao cho mình trách nhiệm giải quyết vấn đề của người khác, đặt mục đích sống của mình vào người khác. Khi Li đi du học, chị Thủy “như ngồi trên đống lửa, tim mình thoi thóp từng ngày từng giờ”. Ngược lại, mỗi khi thấy mẹ tằn tiện, Li “bức bối nổi khùng như mình là một kẻ thất bại”. Vì người hy sinh cưỡng chế coi giá trị bản thân ở chỗ “đem lại sự tốt đẹp” cho người khác, họ có xu hướng kiểm soát người kia.
“Tôi bắt má hưởng thụ, má cưỡng lại. Chúng tôi cãi nhau.” Ranh giới bản thể gần như bị xóa nhòa, hai người bị phụ thuộc như hai cái cây không đứng được độc lập, người này phải tựa vào người kia. Cả hai đều thiếu sự thương yêu và chăm sóc cho chính bản thân mình.”
“Tình yêu, nếu không đi kèm hiểu biết, như tiền sư Thích Nhất Hạnh nhấn mạnh, có thể tra tấn và gây ra sự ngạt thở…. Yêu thương không bao giờ được trở thành gánh nặng cho người yêu thương lẫn người được yêu thương.”
2. Nỗi đau.
‘’Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ’’ không chỉ về nỗi đau sau hai cụm từ chữ thành công và trưởng thành mà còn là những trang sách viết những bỡ ngỡ tuổi đời hai mươi. Hai mươi tuổi con số tròn trịa và đẹp đẽ, tuổi hai mươi là tuổi của thanh xuân là tuổi con người ta không còn trẻ con cũng chưa thực sự trưởng thành. Tuổi hai mươi ta bước vào dời với nhiệt huyết tuổi trẻ, ta yêu trong những hi vọng hạnh phúc và rồi ta sẽ khóc trong những đổ vỡ đau thương…
Tôi triền miên sống trong ám ảnh mình là kẻ vô dụng. Họ, bố mẹ tôi, vừa đốc thúc tôi về thành tích vừa coi con như một thằng hề, Ôi giời, thằng này làm được cái gì. Mày vô tích sự. Thằng này chẳng làm ăn được gì đâu. Mình bị xúc phạm nặng nề. Tôi mà lơi ra là cái cảm giác đó, con quái vật đen ngòm đó, lại nhảy chồm lên người tôi. Một là tôi sẽ phải rồ lên để mà cưỡi lên cái cảm giác đấy, hai là tôi sẽ đâm đầu vào gối để ngủ mê mệt. Hồi nhỏ, tôi hay sang nhà hàng xóm và khóc nức nở, cho đến một ngày tôi ngừng khóc. Đến bây giờ, nói thật, có người ngã ra chết trước mặt tôi cũng chẳng sợ. Tôi đã trở thành kẻ máu lạnh.
3. Cách chữa lành vết thương.
‘’Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ’’ là cuốn sách mang những nỗi buồn sau thành công và thanh xuân nhưng cũng chất chứa những hi vọng về thế giới hạnh phúc. Vết xước có thể liền và tổn thương có thể bù đắp bằng sự thấu hiểu, chỉ cần chúng ta nhận ra và dành cho nhau sự thấu cảm thì thế giới ấy sẽ ngập tràn yêu thương.
Theo cảm nhận của bản thân mình thì ” Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” thực sự là một cuốn sách rất hay và ý nghĩa, nó gieo vào lòng người những muộn phiền của mặt trái vấn đề, để cho người ta có thể thấu hiểu và rồi sau đó là cách để chữa lành vết thương.