Hy vọng
Cuộc sống của chúng ta đa sắc màu, tồn tại rất nhiều vấn đề trong xã hội phức tạp có rất nhiều người nhân hậu với tình thương ấm áp nhưng cũng có cả những con người vô cảm, vô nhân tính. Xã hội đa sắc, tốt xấu lẫn lộn và ”Hy vọng” là cuốn sách khắc họa hiện thực xã hội với gam màu buồn đau.
Có lẽ ‘’Hy vọng’’ là cuốn sách đã lấy đi của mình rất nhiều nước mắt bởi những đau thương từ trong chính cốt chuyện. Cuốn sách được viết dựa trên những chi tiết có thật trong một vụ ấu dâm làm trấn động Hàn Quốc năm 2008. Nó chứa đựng những đau thương của một gia đình nhỏ vốn dĩ đã từng hạnh phúc, là những bất lực oán trách của cha mẹ khi chẳng thể bảo vệ được đứa con bé nhỏ và cũng chính là những hi vọng về một tương lai tươi sáng.
Chất chứa đau thương của gia đình nhỏ, mang những bất lực đau đớn vô cùng của cha mẹ ‘’Hy vọng’’ còn khắc họa những nỗi đau ám ảnh của cô bé nhỏ. Tám tuổi, là độ tuổi đáng lẽ em phải được sống trong những hồn nhiên ngây thơ, được vui chơi cùng bạn bè. Vậy nhưng trong độ tuổi ấy em lại phải gánh chịu những tổn hại về cả thể chất về tinh thần từ một gã vô nhân tính. Hắn đã cướp đi cho em không chỉ là những giá trị về thể xác, tinh thần và nhẫn tâm giết chết cả tương lai. Em đã bị xâm hại đến mức phải cắt bỏ cả hậu môn, nỗi đau thể xác chẳng thể xóa nhòa ám ảnh trong tâm hồn lại càng khắc sâu. Câu chuyện của em đã được chuyển thể thành phim với tựa đề ‘’Hope’’ dưới thước phim này với âm thanh về hình ảnh sống động nỗi đau của cô bé ấy đã hiện lên rõ nét. Thực sự mà nói thì có lẽ phải là những người đủ mạnh mẽ và can đảm mới có thể kìm được nước mắt khi xem những thước phim này.
“Trước khi gỡ cái túi dùng để đi đại tiện, đêm nào con bé cũng bị những cơn ác mộng giày vò. Ngày này qua ngày khác vẫn là một giấc mơ lặp đi lặp lại. Trong mơ con bé đang chơi cùng bạn bè thì bỗng dưng một con quái vật đuổi đến. Tất cả bạn bè đều tìm được chỗ nấp, duy chỉ một mình nó bị con quái vật tóm lấy. Con bé sợ hãi giấc mơ ấy…”
Nỗi đau của em hiện lên trong từng trang giấy, thấu qua trừng câu chữ lấy đi bao nước mắt của người đọc. Nhưng không chỉ có nỗi đau ám ảnh của em bé nhỏ ‘’Hy vọng’’ còn mang nỗi đau của cha mẹ. Cha em đã trách mẹ không trông nom em cẩn thận, nhưng ông càng đau hơn khi chính mình là trụ cột mà chẳng thể bảo vệ được con nhỏ. Mẹ em đau đớn cất tiếng ru nhưng chứa đầy nước mắt, còn người cha lại đau hơ khi không thể ôm con vào lòng bởi em đã ám ảnh với tất cả đàn ông. Nỗi đau hay ám ảnh trong cô bé về người đàn ông ấy lớn bao nhiêu thì nỗi đau khổ tự trách của cha mẹ em cũng nhiều bấy nhiêu, họ hận gã vô nhân tính nhưng càng hận hơn chính mình khi chẳng bảo vệ được cho con. Là những người cha người mẹ, sinh con khó nhọc, chăm con vất vả làm sao có thể kìm lòng khi nhìn con mình tổn hại thể xác sang trấn tâm lí.” Hy vọng” đã cảnh tỉnh người đọc, cảnh tỉnh các bậc cha mẹ về việc quan tâm đến con cái.
Nhưng đau thương ấy chưa phải là tất cả khi một tai nạn bất ngờ đã ập đến ‘’người cha bị tai nạn, mất trí nhớ’’. Đau thương lại kéo theo bi thương, bóng tối đã chiếm mất đi một chút ánh sáng còn lại đánh tan cả hy vọng mong manh.
“Trong những tháng ngày về sau, tôi cũng sẽ chiến đấu đến cùng vì những gia đình đang phải gánh chịu nỗi đau vì sự việc tương tự thế này… Và rồi tôi sẽ cho tất cả mọi người thấy rằng tên khốn ấy không bao giờ có thể cướp đi niềm hạnh phúc của gia đình chúng tôi.”
Đọc cuốn sách trong đầu mình hiện lên rất nhiều suy nghĩ, mình đã trách sao cha mẹ lại dễ dàng buông tay nhau như vậy ? Tại sao chẳng cùng nhau vượt qua tất cả? Nhưng rồi nghĩ đến một góc xa hơn khi có sự thấu cảm mình đã hiểu rằng: Đau thương mà gia đình ấy phải gánh không chỉ là những vết xước về thể xác của cô con gái nhỏ mà nó còn là những tổn thương ám ảnh trong tâm hồn. Cuộc sống không phải truyện cổ tích mà con người ta có thể nói qua là sẽ qua, cũng sẽ không có bụt xuất hiện và liệu rằng chính bản thân mình khi đứng trong tình cảnh ấy có thể vượt qua hay không?
Cuốn sách khép lại khi hai hàng nước mắt của mình đã lăn dài trên gò má, nỗi đau em hứng chịu, bi thương gia đình em gánh vác không phải xa lạ mà ‘’Đây không phải là câu chuyện của ai khác. Mà là câu chuyện của tất cả chúng ta’’. Những câu chuyện ấy vẫn luôn diễn ra hằng ngày trong cuộc sống này khiến cho bao em nhỏ mất tuổi thơ, tương lai…bao gia đình phải gánh đau thương. Không ai trong chúng ta muốn điều tương tự sẽ xảy đến, không ai muốn thành nạn nhân và cũng không ai muốn gánh đau thương nhưng trong cuộc sống này lại có những con người vô nhân tính để thỏa mãn nhu cầu bản thân họ sẵn sàng làm hại cả những đứa trẻ thơ dại. Bạn tôi ạ! Chuyện xảy ra chúng ta không ngừng oán trách nhưng chuyện đã qua rồi hãy để cho nó ngủ yên đừng nhắc lại đau thương hãy nhìn bằng trái tim thấu cảm, hãy lắng nghe và cùng xoa dịu đi nỗi đau đặc biệt là hãy mạnh mẽ để lên tiếng nói đừng trốn tránh khi nhìn những gì tương tự đã xảy ra. Nỗi đau của cô bé ấy may mắn là được mọi người thấu hiểu, người đàn ông vô nhân tính ấy đã bị ánh sáng của công lí trừng trị nhưng liệu rằng trong xã hội ngoài kia vẫn còn bao nhiêu em nhỏ lặng lẽ chịu đựng đau đớn vẫn còn bao nhiêu kẻ bất lương đang đứng ngoài vòng pháp luật? Trẻ em cần được yêu thương, được bảo vệ và hơn ai hết sự ngây thơ của chúng cần được gìn giữ nâng niu không phải là để lợi dụng mà thỏa mãn nhu cầu. Hãy lên tiếng nói để bảo vệ trẻ em, yêu thương trẻ em và đừng bao giờ im lặng trước những hành động vô nhân tính bạn tôi nhé!